Cup FA là gì? “Tất tần tật” về giải đấu lâu đời nhất thế giới

Premier League là niềm tự hào của người Anh, nhưng Cup FA được ví như biểu tượng văn hóa của xứ sở sương mù với hình ảnh thưởng trà, chiếc xe buýt hai tầng,… Dù trong kỷ nguyên đương đại, vị thế và tầm ảnh hưởng của Cup FA đã phần nào suy giảm, thế nhưng sự hấp dẫn của “giải đấu lâu đời nhất thế giới” vẫn còn vẹn nguyên và luôn mang đến những trận cầu hấp dẫn. Và những thông tin dưới đây của XoilacTV sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn khái quát nhất về Cup FA là gì.

Chi tiết Cup FA là gì từ A đến Z

cup-fa-la-gi
Cup FA là gì?

Nhắc đến Cup FA là gì, cụm từ đầu tiên mà giới truyền thông đề cập là “Giải đấu lâu đời nhất hành tinh”. Đơn giản vì FA Cup lần đầu tiên được tổ chức ở mùa bóng 1871/72 (tức đã có tuổi đời hơn 150 năm).

Theo đó, Cup FA (có tên đầy đủ trong tiếng Anh là The Football Association Challenge Cup) là giải đấu cúp quốc nội tại Anh quốc và được thi đấu theo thể thức loại trực tiếp để tìm ra nhà vô địch.

Sở dĩ giải đấu có tên là Cup FA vì được đặt theo tên của FA (Liên đoàn bóng đá Anh). Kể từ mùa giải 2014/15, với sự tài trợ của của hãng hàng không Emirates, giải đấu chính thức được mang tên The Emirates FA Cup.

Trở lại mùa giải đầu tiên 1971/72, Cup FA được tổ chức với 15 đội dự tranh và chiếc cúp bạc chỉ có giá trị vỏn vẹn 20 bảng.

Sau hơn 1,5 thập kỷ tồn tại, giải đấu được mở rộng với sự tham gia của 759 đội bóng chuyên nghiệp và nghiệp dư thuộc 10 hạng đấu tại nước Anh, với phần thưởng cho nhà vô địch là 2,5 triệu bảng.

Những năm đầu của Cup FA là gì, Wanderers – đội bóng được tạo nên từ cựu học sinh các trường công lập, đã thống trị giải đấu với 5 chức vô địch chỉ trong 7 mùa giải.

Phải đến mùa giải 1923, chung kết Cup FA mới được chuyển đến sân Wembley, nơi đã chứng kiến sự xuất hiện của đám đông hơn 300.000 khán giả, vượt xa sức chứa chỉ là 125.000 người.

Do đó, rất nhiều cảnh sát cưỡi ngựa trắng đã được điều đến Wembley để giữ trật tự. FA Cup 1923 vì thế cũng trở nên nổi tiếng với cái tên “Chung kết Bạch mã” cùng chiến thắng 2-0 của Bolton trước West Ham.

Theo tìm hiểu của Xoi Lac TV, một điều khá bất ngờ là vào năm 2011, chiếc cúp FA đã đến và được trưng bày tại Việt Nam vào tháng 3 theo hợp đồng ký kết giữa Big Cola (nhà tài trợ FA Cup khi đó) và Liên đoàn Bóng đá Anh.

FA Cup từng không kém cạnh giải Ngoại hạng

fa-cup-la-bieu-tuong-trong-van-hoa-bong-da-anh
FA Cup là biểu tượng trong văn hóa bóng đá Anh

Kể từ mùa giải đầu tiên 1871/72, qua thời gian, Cup FA là gì dần trở thành một phần văn hóa của bóng đá Anh.

Trong những năm 1970 và 1980, đây là giải đấu duy nhất tại xứ sở sương mù được truyền hình trực tiếp trên TV, ngoài giải vô địch thế giới World Cup và các trận đấu của đội tuyển Anh.

Tuy chất lượng của các trận đấu tại Cup FA chưa thể sánh được với giải VĐQG Ngoại hạng Anh nhưng ngày đó, sức lan tỏa và tính đại chúng của nó trong cộng đồng người Anh không hề thua kém.

Theo số liệu được FA công bố, FA Cup được truyền hình ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 1.5 tỷ người xem. Trong đó, khu vực châu Á – Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất với gần 600 triệu lượt xem.

Đã từng có một thời, Cúp FA còn là giải đấu được người dân Anh coi trọng nhất trong năm. Mỗi trận đấu tại FA Cup giống như một sự kiện lớn tại Anh quốc với loa phóng thanh, đài Radio và tất nhiên, các đội bóng luôn ra sân với những cầu thủ xuất sắc nhất.

Trong chương cuối của cuốn “The Title” về lịch sử bóng đá Anh xuất bản năm 1992, có một đoạn: “Giải Ngoại hạng không được xem là giải đấu uy tín nhất nước Anh. Những người chiến thắng tại Cúp FA được tôn vinh hơn, mặc dù họ chỉ phải thi đấu với 6 trận loại trực tiếp, trong khi nhà vô địch quốc gia phải trải qua 42 trận đấu.”

Đó là một tóm tắt chính xác nhất về giá trị của Cup FA là gì? Nghe có vẻ hơi phi lý nhưng thật sự ngày đó, đội vô địch quốc gia lại không được coi là đội bóng xuất sắc nhất. Có vẻ như người hâm mộ bóng đá Anh luôn đặt giá trị cao hơn cho các giải đấu cúp.

Còn nhớ trước khi giải vô địch quốc gia Anh ra đời vào năm 1888, các CLB chỉ thi đấu tại các giải cúp và các trận giao hữu. Vì thế mà tầm ảnh hưởng của Cup FA trong thế kỷ 20 là rất lớn.

Trong mùa giải đầu tiên của giải VĐQG (tên gọi ban đầu là Football League), Preston North End xuất sắc đăng quang với cách biệt lớn so với đội về nhì (11 điểm) nhưng chẳng có chiếc cúp nào được trao cho họ cả.

Nhưng khi Preston North End lên ngôi tại Cup FA cùng mùa giải đó, một chiếc cúp hoành tráng đã được trao, đi kèm là một màn ăn mừng rầm rộ. Nói vậy để thấy Cup FA hấp dẫn như thế nào.

Sức hấp dẫn của Cup FA là gì?

suc-hap-dan-cua-cup-fa-la-gi
Sức hấp dẫn của Cup FA

Kỷ nguyên hiện đại chứng kiến sự ra đời của những giải Premier League và sau đó là C1/Champions League với những cải tiến đáng kể, đồng thời, sự bùng nổ của truyền thông đã thay đổi thói quen thưởng thức bóng đá. Tầm ảnh hưởng của Cup FA là gì cũng phần nào suy giảm.

Tuy nhiên, như đã đề cập, giải đấu vẫn còn đó sức hấp dẫn và không ngừng tạo ra những câu chuyện kỳ thú.

Đó là những chiến tích vô địch đặc biệt như của Portsmouth năm 2008, Wigan năm 2013, hay những đội bóng như Lincoln City từ hạng 3 vào đến tứ kết năm 2017, Sheffield United và Chesterfield đi đến bán kết vào năm 2014 và 1997. Việc Leicester đánh bại Chelsea, đội vô địch Champions League ở mùa giải 2019/20 cũng là một bất ngờ lớn.

Với việc tất cả các đội bóng ở 10 hạng đấu đều có quyền tham dự FA Cup, có nhiều cuộc đấu thú vị đã được diễn ra. Không chỉ là cuộc đọ sức giữa các đội bóng lớn mà còn là màn “so chân” giữa cầu thủ nghiệp dư và những siêu sao nổi tiếng của Man City, Liverpool, Arsenal, Man United hay Chelsea…

Nó tạo nên những cuộc chạm trán “ngây thơ” đến dễ thương khi các đội bóng “nhược tiểu” cố thể hiện mình trước các ông lớn trong tâm thế không còn gì để mất.

Và cũng chỉ có tại Cup FA là gì, việc được đón tiếp các đại gia Premier League đã là một chiến thắng đối với các CLB ở những hạng đấu thấp hơn. Nhiều người ví von “FA Cup là chiếc cúp cứu rỗi” của các đội bóng nhỏ.

Cup FA: Chiếc cúp cứu rỗi

cup-fa-chiec-cup-cuu-roi
Cup FA: Chiếc cúp cứu rỗi

Mặc dù trong suốt hơn 3 thập kỷ kể từ năm 1996 đến nay chỉ có Portsmouth (2008) là đội bóng không thuộc nhóm “ông lớn” của Premier League đăng quang Cúp FA hay phần nào đó là Leicester (2020), nhưng giải đấu này mỗi năm vẫn mang đến những điều kỳ diệu đặc biệt.

Cúp FA không chỉ là nơi diễn ra những trận đấu gây sốc khi các đội bóng nhỏ vượt qua các đại diện của Premier League, mà còn là cơ hội để các CLB nhỏ “cứu rỗi tài chính” trong những thời điểm khó khăn.

Không ngẫu nhiên mà Cúp FA được chọn là một trong 100 biểu tượng có ảnh hưởng nhất trong lịch sử theo Ủy ban Văn hóa – Truyền thông & Thể thao Anh vào năm 2006.

Năm 2009, tờ Independent gây sốt khi đăng bài báo với dòng tít “FA cup – chiếc cúp cứu rỗi bóng đá Anh”.

Sở dĩ gọi là cứu rỗi là do Cup FA là gì mở ra cơ hội đổi đời cho các đội bóng nhỏ. Với các đội bóng ở hạng đấu thấp, điều kỳ diệu không phải là giành được Cup FA mà là… được đón tiếp các ông lớn ngay trên sân nhà.

Tiếp ông lớn trên sân nhà là vô địch

CĐV Chelsea nói riêng và fan bóng đá Anh nói chung có lẽ chưa quên những hình ảnh từ trận đấu giữa Chelsea và Southern ở vòng 3 Cup FA hồi mùa giải 2008/09.

Trên khán đài Stamford Bridge khi đó, rất nhiều biểu ngữ “Mang Chelsea về nhà” được các CĐV đội khách giăng lên khắp nơi. Dưới sân, Southern chủ trương dựng “xe bus” trước khung thành với quyết tâm thủ hòa.

Ngay cả khi bị Lampard chọc thủng lưới, họ vẫn kiên trì chơi tử thủ và tìm kiếm cơ hội thông qua các pha bóng bổng vào vòng cấm Chelsea. Cuối cùng, Southern đã có được điều mình muốn với bàn thắng cân bằng tỷ số 1-1 ở những phút cuối của Peter Clarke.

vong-3-cup-fa-giua-chelsea-va-southern-mua-2009
Trận chiến tài vòng 3 Cúp FA giữa Chelsea và Southern mùa 2009

Khi còi kết thúc trận đấu vang lên, cầu thủ và ban huấn luyện Southern ăn mừng như thể họ vừa vô địch. Cũng dễ hiểu cho cảm xúc của Southern, nếu biết rằng trận đấu lại với các ngôi sao Chelsea sẽ là “thỏi nam châm” thu hút khán giả phủ kín sân vận động 12.000 chỗ ngồi của họ.

Ở trận đá lại, Chelsea dễ dàng giành chiến thắng với tỷ số 4-1, nhưng kẻ thất bại Southern vẫn vui ra mặt. Tiền bán vé và khoản chia bản quyền truyền hình từ FA giúp họ thu về hơn 650 nghìn bảng. Một con số đủ để đội bóng hạng Ba này “sống khỏe” trong ít nhất một mùa giải.

Trước đó vài mùa giải vào năm 2005, CLB Exeter (đang chơi tại giải hạng 2 League One) cũng tung “chiêu” cố thủ để đưa… đại gia Man United về nhà. Suốt trận đấu ấy, 11 cầu thủ trên sân của Exeter luôn “thi triển” chiến thuật dựng “xe buýt”.

Trận đấu trên sân Old Trafford kết thúc với tỷ số hòa 0-0, Exeter mang được Man United về nhà và nhờ đó, đội bóng nhỏ bé này kiếm thêm được 400.000 bảng sau khi tăng giá vé lên gấp… 2,5.

Giá trị của Cup FA ở kỷ nguyên hiện đại

gia-tri-cua-cup-fa
Giá trị của Cup FA ở kỷ nguyên hiện đại

Không biết bao nhiêu lần, báo chí Anh đã thực hiện các cuộc thăm dò “trong vô vọng” về tầm quan trọng của Cup FA là gì. Rút cuộc câu trả lời vẫn là những sự tranh cãi không hồi kết.

Nhưng có một sự thật là giá trị của Cup FA đã đi qua xa thời hoàng kim của nó. Bởi thật sự, khi so sánh với các giải đấu “non trẻ” khác như Champions League, Premier League, Cúp FA chỉ còn cái mã “lâu đời nhất thế giới” với hơn 150 năm tuổi.

Arsenal và MU hiện đang chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu với lần lượt 14 và 12 lần vô địch Cúp FA. Đối với Quỷ đỏ, nếu không có FA Cup 1990, Sir Alex có thể đã bị… đuổi và MU sẽ không thể có được kỷ nguyên thống trị xứ sở sương mù như hiện nay.

Cũng nhờ Cup FA năm đó, Man United được dự Cúp C2 năm 1991 và ngay lập tức giành chức vô địch. Không ngoa khi nói Cup FA 1990 là khởi đầu cho sự nghiệp khổng lồ với hơn 40 danh hiệu lớn nhỏ của HLV huyền thoại Alex Ferguson.

Và nếu không có Cup FA là gì trong những năm 2015, 2017, 2020, Arsenal cũng chẳng có gì để tự hào trong hơn một thập kỷ trở lại đây.

Vậy mà trong những mùa giải qua, cả Man United và Arsenal hay các đội bóng lớn đều không xem Cup FA là ưu tiên số 1. Thậm chí Quỷ đỏ từng sa thải HLV Louis Van Gaal ngay sau khi ông đem về Cúp FA ở mùa 2015/16.

Nhưng vẫn có những ví dụ cho thấy giá trị của FA Cup vẫn còn đó. HLV Carlo Ancelotti từng tiết lộ trong những ngày đầu nhậm chức ở Chelsea, giới lãnh đạo của đội bóng đã cho thấy sự tôn trọng và khẳng định FA Cup chẳng kém gì danh hiệu Premier League và yêu cầu ông phải mang về phòng truyền thống bằng mọi giá.

Cuối cùng, Ancelotti đã giúp The Blues đăng quang ở đấu trường Cup FA và được CLB tưởng thưởng rất hậu hĩnh.

Tóm lại, để nói về giá trị của Cup FA quan trọng như thế nào? Câu trả lời là tùy vào từng đội bóng, từng hoàn cảnh và trường hợp cụ thể. Dù sao đi nữa, Cup FA vẫn mãi là một phần biểu tượng trong văn hóa bóng đá của người Anh.

Lời kết

Khi mà phần lớn người hâm mộ đã quá chán ngán với việc giải vô địch quốc gia Premier League liên tiếp bị thống trị bởi Manchester City 5 trong 7 mùa giải gần đây, họ bắt đầu tìm đến giải đấu cúp quốc nội, nơi vẫn tiềm ẩn sự bất ngờ lý thú và không phải CLB mạnh nhất lúc nào cũng đăng quang. Tiêu biểu là The Citizens chỉ đăng quang 2/8 mùa gần nhất.

Và đó là lý do tại sao Cup FA vẫn có rất nhiều người hâm mộ yêu thích. Với những ai vẫn dành tình yêu cho giải đấu này hãy nên tôn vinh những giá trị mà Cup FA mang lại thay vì thương tiếc những ngày hoàng kim xưa cũ.

Còn với các đại gia như Chelsea, MU, Arsenal, Tottenham, Cúp FA lại có giá trị “cứu” một mùa giải trắng tay. Bấy nhiêu là đủ làm cho trận địa FA Cup mỗi năm luôn hấp dẫn và kịch tính.

Và để không phải bỏ lỡ bất kỳ một trận đấu đỉnh cao nào tại Cup FA, hãy truy cập ngay XoilacTV – nền tảng phát sóng truc tiep bong da, cập nhật lịch thi đấu bóng đá Anh, kết quả, tỷ lệ kèo sớm nhất và đầy đủ nhất.

Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết về chủ đề Cup FA là gì. Xin chào và hẹn gặp lại!

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET