Sơ đồ bóng đá 11 người: Đâu là xu thế mới của bóng đá hiện đại?

Trái bóng tròn luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho hàng triệu người hâm mộ túc cầu trên toàn thế giới. Và trong chủ đề lần này, tạp chí truc tiep bong da hom nay sẽ cùng bạn khám phá về các sơ đồ bóng đá 11 người và tìm hiểu đâu là xu thế mới của bóng đá hiện đại.

Sơ đồ bóng đá 11 người là gì?

so-do-bong-da-11-nguoi
Sơ đồ bóng đá 11 người

Sơ đồ chiến thuật là nền tảng để phát triển ý tưởng chơi của một đội bóng. Mặc dù HLV Pep Guardiola từng khẳng định “sơ đồ bóng đá không gì khác ngoài những con số”, nhưng thực tế, nhìn vào đó ta có thể hiểu được phần nào cách chơi và vận hành chiến thuật mà đội bóng đó muốn triển khai.

Các sơ đồ bóng đá 11 người được đặt tên dựa trên số lượng cầu thủ ở mỗi tuyến. Ví dụ, “4-3-3” là sơ đồ gồm có bốn hậu vệ, ba tiền vệ và ba tiền đạo. Tuy nhiên, trên sân, các đội bóng thường xuyên thay đổi khối đội hình của mình, từ “4-3-3” có thể chuyển thành “4-5-1” hoặc “3-5-2″…

Quyết định về sơ đồ chiến thuật thường được các HLV đưa ra dựa trên yếu tố con người và kỹ năng của từng cầu thủ, với mục tiêu khai thác tối đa điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của họ.

Theo dòng chảy của thời đại, sơ đồ bóng đá 11 người là thứ không ngừng thay đổi. Trước khi sơ đồ “4-2-4” (WM) thịnh hành vào những năm 1950, các đội bóng thường chơi với ít hậu vệ hơn và ưu tiên hơn ở mặt trận tấn công như sơ đồ “2-3-5” (5 tiền đạo).

Sau đó là thời kỳ của Catenaccio, bóng đá tổng lực, rồi tiki-taka với “4-3-3” lên ngôi. Và giống như thuyết ngũ hành, chẳng có sơ đồ nào là tuyệt đối hoàn hảo, mỗi sơ đồ đều có những ưu điểm và khắc tinh riêng của nó.

Vậy đâu là những sơ đồ chiến thuật thịnh hành nhất thời điểm hiện tại? Ưu và nhược điểm của các sơ đồ bóng đá 11 người? Cùng Xoilac TV tìm hiểu ngay ở phần tiếp theo.

Sơ đồ bóng đá 11 người 4-4-2 cổ điển

so-do-bong-da-11-nguoi-4-4-2-co-dien
Sơ đồ bóng đá 11 người 4-4-2 cổ điển

4-4-2 là một trong những sơ đồ lâu đời nhất thế giới bóng đá, mang lại sự cân bằng và khả năng tấn công mạnh mẽ.

Mặc dù đã có phần lỗi thời trong những năm gần đây, nhưng 4-4-2 vẫn tồn tại và được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là bởi những đội bóng như Leicester City và Atletico Madrid, trong hành trình lên ngôi tại Premier League và La Liga.

Với 4-4-2, vị trí của bộ đôi tiền đạo là cực kỳ quan trọng. Ngoài việc phải chơi ăn ý, hỗ trợ nhau trong việc ghi bàn, mỗi cá nhân cần phải có khả năng hoạt động độc lập “tự làm, tự ăn”.

Thường thì một trong hai người sẽ có kỹ năng không chiến tốt để khai thác các đường chuyền từ cánh, hay các pha bóng bổng của đồng đội.

Các tiền vệ cánh và hậu vệ cánh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các đường tạt và căng ngang vào vòng cấm đối phương.

Tuy nhiên, sơ đồ 4-4-2 cũng có nhược điểm của nó. Ở sơ đồ này, đôi khi, các tiền vệ trung tâm phải đảm nhận quá nhiều công việc, từ tấn công đến phòng ngự, dẫn đến sự mệt mỏi và dễ bị bắt bài. Ngoài ra, hai hậu vệ cánh có thể trở thành điểm yếu nếu không thực hiện tốt nhiệm vụ phòng ngự.

Dù đã không còn phổ biến như trước, 4-4-2 vẫn có thể là lựa chọn hợp lý nếu các HLV có trong tay những quân bài phù hợp. Nhìn lại lịch sử, Manchester United là một ví dụ điển hình về sự thành công của sơ đồ 4-4-2 cổ điển.

Quỷ đỏ thành Manchester đã giành cú ăn ba vào mùa giải 1998/99 với một đội hình gần như hoàn hảo, họ có bộ đôi tiền đạo trong mơ Dwight Yorke – Andy Cole, đôi cánh thăng hoa David Beckham – Ryan Giggs và bộ đôi tiền vệ trung tâm khét tiếng Paul Scholes – Roy Keane.

Sơ đồ 4-4-2 kim cương

so-do-4-4-2-kim-cuong
Sơ đồ 4-4-2 kim cương

4-4-2 được coi là đặc trưng của bóng đá Anh với lối đá “kick and rush” đơn điệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình 4-4-2 đã “chết” cùng với lối đá kinh điển đó.

Trong mùa giải 2014, Liverpool dưới thời HLV Brendan Rodgers cho thấy sơ đồ này vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt khi họ áp dụng hệ thống 4-4-2 kim cương.

4-4-2 kim cương không phải là sự sáng tạo mới mẻ, mà thực đã tồn tại từ những năm 1960 khi Viktor Maslov thành công áp dụng nó tại Dynamo Kiev, hay thậm chí AC Milan dưới thời Carlo Ancelotti.

Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở việc hàng tiền vệ không còn bố trí hàng ngang như 4-4-2 cổ điển mà được sắp xếp theo hình kim cương. Điều này tạo ra sự linh hoạt và cân bằng trong lối chơi.

Một điểm yếu của sơ đồ này là quá thiên về đánh trung lộ, nhưng Liverpool mùa 2014 đã giải quyết bài toán này bằng việc sử dụng cặp tiền đạo vô cùng biến hóa.

Bộ đôi cao nhất trên hàng công The Kop khi ấy thường xuyên dạt cánh, tạo ra sự cân bằng và đa dạng hơn trong các tình huống tấn công. Cùng với đó là một số 10 linh hoạt ở đỉnh kim cương, sẵn sàng trở thành tiền đạo cắm trong nhiều tình huống.

Với 4-4-2 kim cương, nhờ sự hỗ trợ từ hai tiền vệ trung tâm và cả hậu vệ biên, vai trò của tiền vệ trụ trở nên đơn giản hơn, họ chỉ cần thu hồi bóng và bọc lót khi cần thiết. Từ đó tạo ra các đường chuyền dài để phát động phản công.

Tuy nhiên, điểm yếu của 4-4-2 kim cương nằm ở cự ly đội hình hẹp, thiếu chiều rộng, qua đó hạn chế khả năng tấn công của các hậu vệ biên. Trong các trận đấu với các đối thủ lùi sâu “dựng bê tông”, đội bóng sử dụng 4-4-2 kim cương thường khó khăn hơn trong việc phá vỡ khối phòng ngự số đông.

Hơn nữa, khi không kiểm soát được trận đấu, đội hình này dễ bị phản công do hai hành lang cánh chỉ có 1 lớp phòng ngự.

Sơ đồ 4-3-3

so-do-4-3-3
Sơ đồ 4-3-3

4-3-3 là một trong những hệ thống chiến thuật phổ biến và mạnh mẽ trong bóng đá hiện đại. Với cách bố trí linh hoạt, đội hình này có thể mang lại nhiều lợi ích ở cả mặt trận tấn công lẫn phòng thủ.

Những năm 2010, “4-3-3” khi kết hợp cùng triết lý chơi bóng Tiki-Taka đã thổi bay mọi đối thủ. CLB Barcelona và ĐT Tây Ban Nha ngày ấy đơn giản là không thể ngăn cản. Họ giành mọi vinh quang từ EURO, World Cup cho đến Champions League.

Về cách chơi, đội hình 4-3-3 tạo ra một sự cân bằng tuyệt vời giữa hàng phòng ngự, tiền vệ và tấn công. Sự linh hoạt của 3 tiền vệ giữa sân là chìa khóa giúp đội bóng kiểm soát thế trận và duy trì sức ép ổn định lên đối phương.

Một trong số họ sẽ đảm nhận vị trí tiền vệ trụ, người vừa đảm bảo công tác phòng ngự, vừa phân phối bóng nhịp nhàng cho đồng đội. Hai tiền vệ còn lại sẽ đóng vai trò như tiền vệ con thoi, tập trung vào việc tạo ra các cơ hội ghi bàn và duy trì sự linh hoạt trong lối chơi.

Một điểm mạnh nữa của 4-3-3 là khả năng tạo ra áp lực cao lên hàng phòng ngự đối phương. Các đội bóng sử dụng 4-3-3 thường sử dụng 3 tiền đạo và 2 tiền vệ để pressing ngay trên 1/3 sân đối thủ, buộc đối phương phải mắc sai lầm.

Tuy nhiên, sơ đồ 4-3-3 cũng có nhược điểm của nó. Các đội sử dụng đội hình này thường phải đối mặt với nguy cơ phản công từ đối thủ, đặc biệt là khi các hậu vệ cánh dâng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu đối thủ sở hữu các cầu thủ tốc độ có khả năng khai thác khoảng trống.

Hơn nữa, để thành công với sơ đồ này, đội bóng cần có các cá nhân xuất sắc ở vị trí trung phong cắm và tiền vệ phòng ngự. Nếu một trong hai vị trí này gặp vấn đề, toàn bộ hệ thống có thể sụp đổ.

Như Xoilac Live đã đề cập, đội bóng nổi tiếng nhất trong việc sử dụng sơ đồ 4-3-3 là Barcelona và Tây Ban Nha. Ở thời điểm hiện tại, những đội bóng yêu thích tấn công, áp đảo đối thủ như Liverpool, Manchester City, Bayern Munich,… đều sử dụng sơ đồ chiến thuật này.

Sơ đồ 4-2-3-1

cac-so-do-bong-da-11-nguoi-4-2-3-1
Các sơ đồ bóng đá 11 người 4-2-3-1

Bên cạnh 4-3-3, 4-2-3-1 là một trong những sơ đồ bóng đá 11 người được sử dụng nhiều nhất ở bóng đá hiện đại.

Một trong những điểm mạnh đáng kể của sơ đồ 4-2-3-1 là khả năng tạo quân số áp đảo ở giữa sân, cùng cự li đội hình hoàn hảo và sự cơ động ở mọi vị trí.

“Số 10” trong sơ đồ này có thể chơi lùi xuống và kết nối hàng tiền vệ với hàng công, đồng thời thoát khỏi sự kèm cặp của đối thủ, có nhiều không gian hơn để sáng tạo.

Thêm vào đó, bộ đôi tiền vệ trung tâm chơi trước 4 hậu vệ mang đến sự an toàn, chắc chắn trong phòng ngự, và tránh bị đánh vỗ mặt bởi các đợt phản công nhanh.

Một điểm mạnh nữa của sơ đồ 4-2-3-1 là nó cực kỳ hiệu qua trong việc tạo ra các tam giác chuyền bóng, luân chuyển bóng theo đường thẳng, giúp đối nhà kiểm soát và tạo ra các tình huống nguy hiểm trong những đợt tấn công.

Tuy nhiên, không phải là không có nhược điểm. Sơ đồ 4-2-3-1 đòi hỏi sự bền bỉ về mặt thể lực từ các cầu thủ trên hàng công, khi người chơi đảm nhận những vị trí này thường xuyên lùi sâu nhận bóng và tham gia vào các tình huống phòng ngự, đặc biệt là hai cầu thủ tấn công biên.

Do đó, 4-2-3-1 mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết và sự thích ứng linh hoạt từ cả HLV và các cầu thủ để có thể khai thác hết hiệu quả của nó.

Sơ đồ bóng đá 11 người 3-5-2

so-do-bong-da-11-nguoi-3-5-2
Sơ đồ bóng đá 11 người 3-5-2

3-5-2 là một trong những sơ đồ bóng đá 11 người mang tính đột phá, với cả những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt.

Một trong những ưu điểm nổi bật của sơ đồ này là khả năng tạo ra sự cân bằng giữa hàng tiền vệ và hàng phòng ngự. Với 5 tiền vệ, đội hình 3-5-2 cung cấp sự linh hoạt cả về chiều rộng và chiều sâu.

Ba tiền vệ trung tâm có thể thu hút đối thủ vào giữa sân trước khi mở các đường bóng sang hai biên cho các hậu vệ cánh, tạo ra nhiều phương án tấn công từ trung lộ đến 2 biên.

Hơn nữa, ba trung vệ trong sơ đồ 3-5-2 là sự lựa chọn khôn ngoan để các đội bóng phong tỏa sức mạnh tấn công từ đối thủ. Khi phòng ngự, cả ba sẽ có thêm sự hỗ trợ từ hai cầu thủ chạy cánh và các tiền vệ chơi lùi sâu.

Tuy nhiên, sơ đồ 3-5-2 cũng tồn tại nhược điểm đáng kể. Đó là tính phức tạp trong các tình huống phối hợp bóc lót, cần sự ăn ý và kỹ năng cá nhân cao của từng cầu thủ, đặc biệt là các hậu vệ.

Hai cầu thủ chạy cánh được yêu cầu rất cao về mặt sức bền, phải lên công về thủ nhịp nhàng, vừa có thể đánh chặn hiệu quả, lại vừa phải biết tạt bóng, tham gia tấn công hay thậm chí ghi bàn.

Còn với bộ ba trung vệ, yêu cầu phải là những người giỏi trong việc xử lý bóng và chuyền bóng. Cả ba cũng cần xuất sắc trong việc giữ vị trí và theo kèm tiền đạo đối phương.

Lời kết

Có thể nói, các sơ đồ bóng đá 11 người cũng giống như thời trang, những chiến thuật mới chỉ là sự lặp lại của những giá trị xưa cũ và được phát triển lên tầm cao mới.

Từ 4-4-2, 4-3-3, 4-2-3-1 “làm mưa làm gió” tại châu Âu cũng chỉ là những biến thể của những đội hình 2-3-5, 4-2-4 thuở hồng hoang của bóng đá mà thôi.

Những năm gần đây, sơ đồ 4-3-3 đang lên ngôi cùng triết lý bóng đá pressing nở rộ. Nhưng như XoilacTV đã đề cập, không sơ đồ nào là hoàn hảo, và 4-3-3 chắc hẳn sẽ phải nhường chỗ cho chiến thuật hiện đại hơn trong tương lai.

Bạn có ý kiến và nhận định gì với những sơ đồ chiến thuật đang thịnh hành nhất hiện nay, hãy để lại comment ở phần dưới bài viết để cùng nhau trao đổi.

Còn bây giờ, xin phép gửi lời chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những nội dung tiếp theo trên nền tảng XoilacTV – chuyên trang cập nhật lịch thi đấu bóng đá, bảng xếp hạng, KQ Bóng Đá, video highlight mới nhất hiện nay.

Bình Luận

Chat
Top nhà cái
1
BH thể thao cược đầu hoàn 100%
X

8XBET

X

8XBET

8XBET